Gần cuối khoá học chúng tôi đón sự viếng thăm của Swami Radhanath tại trường. Swami Radhanath là một tu sĩ thuộc dòng Krishna-Bhakti và ông cũng là bậc thầy giảng dạy về triết lý của Bhakti yoga. Ông là tác giả của cuốn ‘The Journey Home’, một cuốn hồi ký về sự tìm kiếm sự thật tâm linh. Sự thuyết giảng của ông rút ra từ các văn bản thiêng liêng của Ấn Độ như Bhagavad Gita, Srimad Bhagavatam, và Ramayana, nhằm mục đích tìm ra những ứng dụng thực tế của các truyền thống thiêng liêng đó. Ông có lối diễn thuyết rất sinh động và hóm hĩnh rất thu hút chúng tôi.
Buổi nói chuyện kết thúc bằng một Kirtan nồng nhiệt và chúng tôi đã nhảy múa trong niềm hạnh phúc tuyệt vời.
Chúng tôi nhảy múa cuồng nhiệt trước bức vẽ thần Shiva. Tương truyền thì thần Shiva rất thích nhảy múa khi vui cũng như khi buồn. Động tác múa vừa tượng trưng cho vinh quang của thần vừa tượng trưng cho sự chuyển động vĩnh cửu của vũ trụ.
Sau đó Swami ký tặng cho những bạn mua sách.
Thật sự là một cơ duyên khi được gặp gỡ và được nghe một bậc chơn tu có kiến thức uyên bác như vậy. Những triết lý của ông rất gần gũi với thực tế cuộc sống, và khi biết rằng ông được mời thỉnh giảng ở nhiều trường đại học và tập đoàn danh tiếng như Harvard, Cambridge, Google, HSBC,…thì tôi lại càng thấy kẻ nhà quê như mình thật may mắn.
Hôm sau tức là trước ngày tốt nghiệp một ngày, thầy trò chúng tôi trở lại bãi cát trắng mịn bên dòng sông Hằng để tập yoga và thiền. Đây là lần thứ hai trong khoá học chúng tôi quay trở lại đây, lần này thì vác theo thảm.
Tôi thì thích tăm tía mấy chú bò hơn. Có một chuyện vui là có lần khi tôi đi qua cầu Laxman Jhula, đang vừa đi vừa suy nghĩ miên man nên đi rất chậm thì bị hit một cái, giật mình quay lại thì một cô bò đang nguýt tôi và ‘họooo…’ một cái ‘đi gì mà đủng đỉnh thế ‘ (tôi đoán là ‘cô’ vì chỉ có ‘cô’ mới gato với tui ^_^)
Ở đây – Rishikesh này, nhiều nhất dưới đất là bò, lưng chừng là khỉ và trên cao là chim bồ câu. Ấy thế mà đi đường thì ngó chừng đạp trúng phân bò, dựa thành cầu chụp hình điệu thì dè chừng khỉ còn ngồi dưới gốc cây thì coi chừng chim ị lên đầu, thế nhé.
Chúng tôi đã có buổi tập rất vui dưới cái nắng chiều chói chang, có điều kiện để vừa tập vừa … đeo kiếng râm
và khi tập xong không quên điệu đàng bên dòng sông
Cánh kệp tóc thì mãi mê chụp hình còn cánh mài râu thì ùm xuống dòng nước lạnh ngắt…haha lúc lên tên nào cũng co ro cúm rúm (đáng đời ai bỉu nhảy xuống nước mà không rủ!). Hoàng hôn xuống chúng tôi về theo tốp, người nào mãi chơi thì cứ ở lại. Nhiều tốp kéo vô quán Little Buddha Cafe để xử cái bao tử.
Chờ thức ăn mỏi mòn hơn 2 tiếng đồng hồ…ngồi đã rồi nằm…cuối cùng roài Momo của tôi cũng được đem tới – món ni là Charlotte order cho tôi
Momo nguội ngắt, vỏ bột dày cui, nước xốt theo kiểu Tây tạng vừa nhạt vừa béo nhưng vì đói quá mầm đá chắc cũng thấy ngon huống chi là mồ mồ ni. Ăn xong trước 4 đứa về trước vì đã hơn 8 giờ tối. Men theo đường tắt về trường, trời tối đen như mực. Xứ chi mà không có đến 1 ngọn đèn xóm, nhỡ lọt xuống mấy cái mương nước thãi hoặc đạp trúng mìn thì tha hồ mà dzui. Nhưng thật ra không sợ mấy cái đó mà chỉ sợ nhỡ có ai ra hù. Tư thế lúc nào cũng sẵn sàng chạy, vừa lia ánh sáng từ điện thoại vừa nắm chặt tay nhau và đi thật nhanh. Hú hồn về tới trường vẫn đủ 4 đứa…đúng là cái đồ chết nhát …chẳng có ai rãnh đâu mà hù với doạ. Vậy mà đứa tôi trán cũng lấm tấm mồ hôi nhờ vậy mà tinh thần ít nhiều cũng được tôi luyện cho chuyến đi Manali thử thách sau này. Về đến phòng ngủ ngon, mai đã là ngày tốt nghiệp, tôi sẽ kể sau trong phần tới nhé.
Ngay sau hôm tốt nghiệp chúng tôi đến dự lễ khánh thành một ngôi trường mới được xây dựng và bảo trợ bởi tổ chức ‘Helping Hands for India‘ do Trường Anand Prakash Ashram (Trường tôi) sáng lập. Trường dành cho trẻ em có hoàn cảnh kém may mắn ở vùng nông thôn nghèo – làng Pittamgarh cách Rishikesh khoảng 2 giờ xe. Trường khá khang trang khi chúng tôi đến thăm việc xây dựng hầu như đã hoàn tất chỉ còn đợi bàn ghế, thầy cô và những cô cậu học trò nhỏ.
Người mẹ đáng kính của thầy trong vị trí chủ lễ
Xong lễ chúng tôi tham quan và dùng cơm trưa tại trường.
đĩa bằng lá khô, chén bằng đất đỏ nung chỉ dùng 1 lần. Thức ăn rất vừa miệng
Khi ăn xong tôi đi quanh quanh định chụp vài tấm hình cánh đồng trồng hoa vàng vàng trước mặt mới hay điện thoại rớt hồi nào không hay. Quay lại chỗ ngồi ăn khi nãy thấy một chị đang quét dọn tôi hỏi nhưng chị ấy không hiểu, lúc đó Maitri nói với tôi là có người nhặt được và đưa cho cô Chetana giữ rồi, đừng lo. Thực sự cảm động, cái điện thoại của tôi trông cũng được được vậy mà rớt không ai thèm lấy, vậy mà trước giờ đi đâu cũng ôm khư khư cái túi…thật không cần thiết. Được biết là 1 tháng 7 tới này trường sẽ khai giảng, cầu mong ngôi trường đáng yêu này sẽ chắp cánh ước mơ cho các trẻ em nghèo nơi đây.